Đầu bếp là một trong những ngành nghề hot hiện nay, bởi nó mang đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Tuy nhiên bất cứ ngành nghề nào cũng đều có khó khăn, vậy theo nghề đầu bếp có vất cả không? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Nội dung bài viết
Tổng quan về ngành nghề đầu bếp
Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và sự nâng cao mức sống, con người ngày càng chú trọng vào việc thưởng thức món ăn. Do vậy, nghề đầu bếp đã và đang trở thành một ngành nghề có triển vọng vô cùng rộng mở, thu hút rất nhiều bạn trẻ.
Ngành đầu bếp là một ngành nghề đặc thù yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo và sáng tạo. Người đầu bếp sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra những món ăn trong nhà hàng, khách sạn.
Công việc của người đầu bếp có thể kể đến như:
- Đảm bảo đầy đủ các nguyên liệu, các dụng cụ thiết yếu để chế biến các món ăn.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, nguyên liệu, cùng khu vực nấu ăn nhằm đảm bảo các món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với quản lý các bộ phận lên thực đơn cho quán.
- Chế biến các món ăn theo order của khách hàng.
- Kết hợp với các đầu bếp, phụ bếp khác trong quá trình hoàn thiện món ăn.
Về mức lương cơ bản của nghề đầu bếp thì khá hấp dẫn, cụ thể:
- Phụ bếp chính thức sẽ nhận mức lương khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng;
- Bếp chính nhận mức lương khoảng 5 – 10 triệu đồng/tháng;
- Bếp trưởng nhận mức lương khoảng 10 – 30 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương chính thức bạn còn được nhận thêm nhiều khoản phụ cấp, thưởng khác.
Đọc thêm: Yêu cầu của nghề đầu bếp là gì? Tố chất nào người đầu bếp cần có?
Theo nghề đầu bếp có vất vả không?
Nhiều bạn trẻ đã lựa chọn theo học nghề đầu bếp để nâng cao kỹ năng và tìm kiếm công việc ổn định với mức nhu nhập cao. Tuy nhiên cũng nhiều bạn băn khoăn liệu theo nghề đầu bếp có vất vả không? Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những khó khăn, vất vả của nghề đầu bếp:
Sức khỏe bị ảnh hưởng
Vào những dịp cuối tuần, lễ tết và cao điểm, người đầu bếp có khi phải làm đến 20 tiếng/ngày, gây ra các vấn đề về sức khỏe như:
- Đau dạ dày: Do không được nghỉ ngơi đúng giờ, đầu bếp thường ăn uống vội vàng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tệ hơn là đau dạ dày.
- Thừa cân/béo phì: Do làm trong môi trường nóng, thiếu nước, các đầu bếp có xu hướng gặp vấn đề về cân nặng. Đặc biệt là béo phì do ăn uống và làm việc không khoa học.
- Đau cổ, vai gáy và cột sống: Đầu bếp khi làm việc luôn phải đứng và cúi đầu trong một thời gian dài, chưa kể việc phải thường xuyên cầm đồ nặng bằng 1 tay khiến họ gặp phải vấn đề về cổ và cột sống.
- Phù chân: Việc phù chân sau khi đứng 12 tiếng/ngày là vấn đề phổ biến mà các đầu bếp thường gặp.
Học những việc nhàm chán
Khi bắt đầu làm bếp tại các nhà hàng, một trong những việc đầu tiên các bạn được giao là phải học cách cầm dao ra sao, rửa rau như thế nào, trần rau sao cho xanh,… Nếu bạn đang mong muốn được thể hiện mình như đứng xào hay nướng thịt thì rõ ràng tất cả những công việc trên đều vô cùng nhàm chán.
Không chỉ vậy có những trường hợp mà các bạn khi mới xin việc làm bếp sẽ được yêu cầu làm tạp vụ, phụ bếp như nhặt rau đến cả dọn vệ sinh, rửa bát,… Nó chẳng hề liên quan gì đến việc nấu bếp, đến những kiến thức đã từng được học.
Nếu các bạn không thật sự quyết tâm theo nghề sẽ rất dễ lung lay, suy nghĩ công việc này không có tương lai rồi bỏ việc.
Xem thêm: Nghề đầu bếp là gì? Điều kiện để theo học ngành đầu bếp thế nào?
Bạn sẽ bị thiếu ngủ
Đầu bếp là nghề cực kỳ vất vả. Một người đầu bếp sẽ phải làm hầu như tất cả mọi việc, đi sớm về muộn luôn chân luôn tay. Họ phải làm từ khâu kiểm tra nguyên liệu, thu mua thực phẩm, sơ chế, làm nước sốt, cho đến chế biến món ăn,… Để hoàn thành mọi việc thì người đầu bếp phải làm việc từ rất sớm nhưng lại về rất muộn.
Do tính chất công việc như vậy nên nhiều bạn trẻ mới làm trong thời gian đầu chưa quen sẽ thường bị thiếu ngủ, mệt nỏi, uể oải, khó tập trung. Các bạn sẽ chẳng còn thời gian vui chơi, giải trí như trước, những việc tán gẫu với người yêu, hay đi du lịch cùng gia đình gần như có thể sẽ vỡ kế hoạch. Đây có thể là nguyên nhân gây đổ vỡ cho nhiều mối quan hệ.
Bạn sẽ có những áp lực khiến tâm trạng khi vui khi lại buồn
Nghề nào cũng có đủ niềm vui, nỗi buồn, và nghề đầu bếp cũng vậy. Các bạn sẽ phải vượt qua những áp lực và vất vả để tạo ra được món ăn ngon, trang trí đẹp mắt cho vừa lòng từng khẩu vị của mỗi thực khách, đó chính niềm vui khó tả. Ngược lại nếu món ăn mà các bạn làm không làm hài lòng thực khách người đầu bếp sẽ không thể vui, đôi khi còn phải chịu áp lực từ phía bếp, phía khách hàng hoặc phía quản lý,…
Bạn sẽ thường xuyên bị mắng
Công việc của một đầu bếp không hề đơn giản và nhẹ nhàng. Không khí trong gian bếp luôn trong tình trạng căng thẳng, người đầu bếp chịu áp lực do sức ép thời gian phục vụ khách, vừa do sức nóng từ bếp, đầu bếp bắt buộc phải có thao tác nhanh, khéo léo chế biến món ăn cho kịp giờ. Do vậy những người mới thường dễ mắc lỗi và bị quát mắng, chuyện này rất bình thường và diễn ra thường xuyên.
Nếu chán nản, tủi thân hay có ý định buông xuôi thì chắn chắc, bạn sẽ chẳng bao giờ “leo” lên được vị trí cao hơn hiện tại.
Để có thể theo đuổi và thành công, có thể nói nghề đầu bếp cũng có những gian truân vất vả ít ai biết. Tuy nhiên, một khi đã quyết tâm theo đuổi đam mê cháy bỏng với nghề, không ngừng học tập, trau dồi kỹ năng và kiến thức thì nghề đầu bếp luôn có những niềm vui và nhận được sự đền đáp xứng đáng cho những ai đã trót yêu nghề.
Khó khăn, vất vả đi kèm những giọt mồ hôi là minh chứng cho quá trình tôi luyện người đầu bếp giỏi, có tâm, có tài với nghề. Vì thế, đừng nề hà, hãy dùng đam mê để biến vất vả thành động lực cho tương lai.
Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc Nghề đầu bếp có vất vả không mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc giúp những bạn đọc hiểu rõ hơn về nghề đầu bếp, bên cạnh đó thấy được nhu cầu thị trường, thấy được sự đam mê của bản thân và nắm lấy cơ hội thành công. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.